Trong quá trình ăn dặm, việc tăng độ thô thực phẩm cho con là rất quan trọng. Tuy nhiên nhiều mẹ còn rất loay hoay trong việc làm như thế nào để giúp bé ăn thô mà không ọ ọe. Vì vậy sau đây, Blog Ptlvina sẽ chia sẻ cho các bạn chi tiết về cách tăng độ thô cho bé theo từng giai đoạn ăn dặm. Cùng đón xem nhé.
Cách xác định độ đặc loãng của cháo ăn dặm
Để nhận biết độ loãng đặc của cháo, các mẹ có thể tham khảo cách sau:
- Với bé mới tập ăn dặm thì nấu cháo loãng. Bạn có thể thử độ loãng của cháo bằng cách sau: Múc một thìa cháo lên và cho nhỏ giọt xuống bát. Cháo giọt nhanh cỡ 2-3 giọt/giây là được. Sau khoảng 1 tuần thì mẹ hãy tăng dần độ đặc lên. Cháo sánh nhỏ 1 giọt/giây là được. Hoặc bạn có thể dùng thìa vạch 1 đường ngang trên cháo, nếu đường đó mất ngay tức là cháo loãng, phù hợp với bé. Nếu cháo không mất đi tức là cháo quá đặc, nên pha loãng thêm.
- Với bé từ 7-8 tháng thì cháo phải đặc hơn. Mẹ thử múc một thìa cháo lên rồi để nhỏ giọt xuống. Tầm 5 giây cháo nhỏ giọt xuống là được.
- Giai đoạn bé từ 9-11 tháng thì cháo có độ thô tăng dần và được nấu đặc nên không nhỏ giọt nữa mà sẽ rơi thành mảng xuống.
Độ thô của cháo như thế nào là chuẩn?
- Bé 6 tháng ăn cháo hạt mịn.
- Bé 7-8 tháng ăn cháo thô hơn. Nấu cháo loãng hạt vỡ 100% cho bé dễ nuốt. Sau rồi chuyển dần sang hạt vỡ 50%.
- Bé 9-12 tháng ăn cháo nguyên hạt. Nên nhớ là mẹ sẽ nấu cháo nguyên hạt nhưng loãng loãng một chút rồi mới tăng dần độ đặc để bé quen dần nhé.
Lưu ý: Mẹ nên tăng độ thô theo nhóm thực phẩm. Không nên tăng độ thô của toàn bộ thực phẩm bởi nó có thể khiến cho bé khó nuốt, dễ bị ọ. Đầu tiên mẹ có thể tăng độ thô của nhóm thực phẩm thực vật như rau củ. Sau đó mới đến nhóm thực phẩm đạm như thịt.
Cách giúp bé ăn thô dễ dàng không ọ
Cách giúp bé ăn thô mà không bị ọ đó là kích thích bé tập nhai thay vì nuốt chửng.
Cho bé tập nhai với thực phẩm mềm như: đậu phụ, khoai tây, khoai lang hấp, đậu xanh nghiền… Những thực phẩm này vừa lành tính, dễ tiêu hóa, dễ chuẩn bị, hương vị thơm ngon.
Đầu tiên thì xay nhuyễn cho bé ăn nhưng dần dần nghiền rối hơn một chút để kích thích bé nhai, không nuốt chửng.
Khi mới tập ăn thô, có thể bé sẽ ọ, vì vậy cái quan trọng là phải kích thích được khả năng nhai của bé vì nhiều bé khi ăn thường có thói quen nuốt chửng.
Các mẹ phải làm sao sắp xếp lịch trình ăn dặm từ loãng đến thô sao cho khoa học để bé đến 9 tháng là phải ăn được cháo nguyên hạt nấu nhừ, thịt chỉ cầm băm nhuyễn, rau củ thô.
Cho bé cầm bốc những món bé thích như cà rốt, bông cải, chuối, dưa hấu…
Cách này sẽ giúp bé thích ứng với việc ăn thực phẩm thô rất nhanh. Bé sẽ gặm nhấm và nhai kỹ thực phẩm một cách chủ động hơn thay vì nuốt chửng giống như khi mẹ đút cho bé ăn.
Khi cho bé ăn bốc, mẹ hãy rửa thật sạch tay cho bé nhé.
Nên lựa chọn những loại rau củ mềm, dễ ăn, những loại rau củ mà bé thích để kích thích bé ăn.
Và đặc biệt mẹ có thể cho bé sử dụng bánh gạo ăn dặm hay còn gọi là bánh tập nhai.
Các mẹ có thể lựa chọn loại bánh gạo ăn dặm hữu cơ Yummy Yummy – Hàn Quốc. Đây là sản phẩm hữu cơ không thêm gia vị nên rất an toàn với hệ tiêu hóa của bé.
Bánh cho bé 7 tháng sẽ có vị nhạt nhưng bé ăn nhấm nháp, nhai nghiền kỹ sẽ thấy được vị ngọt dịu và mùi thơm tự nhiên của rau củ
Bánh gạo ăn dặm giúp kích thích tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn, tăng cường khả năng nhai nuốt cho bé. Đây là cách cực hay để rèn luyện kỹ năng nhai nuốt cho bé đấy các mẹ. Vừa cung cấp thêm các dưỡng chất thiết yếu vừa tập cho bé ăn thô tốt hơn.
Tại sao bé ngậm khi ăn thô?
Nếu bé nhà bạn có dấu hiệu ngậm khi tăng dần độ thô của thức ăn thì bạn cần phải tìm nguyên nhân.
- Có thể bé biếng ăn do sinh lý.
- Hoặc do thức ăn đặc, thô hơn so với khả năng ăn thô của bé.
Lúc này mẹ cần:
- Làm mịn thức ăn hơn, lùi độ thô xuống. Tuy nhiên vẫn kết hợp ăn thô ở một số bữa mà mẹ thấy bé hào hứng khi ăn để bé theo kịp tiến độ ăn thô mà không bị chậm.
- Không ép bé ăn, tạo cho bé tinh thần thoải mái khi ăn.
Trên đây là cách tăng độ thô cho bé ăn dặm đúng cách được các ông bố bà mẹ có kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng rằng bài viết tổng hợp thông tin trên đây đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích.