Nước ép lựu là nguồn cung cấp năng lượng, chất xơ, protein và các khoáng chất như kali, photpho, kẽm, natri. Ngoài ra, lựu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin K, vitamin C, folate, riboflavin, thiamine, niacin, không có cholesterol.
Chính vì vậy uống nước lựu ép mang đến rất nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Sau đây mời bạn tham khảo chi tiết về tác dụng của nước ép lựu, cách làm nước ép quả lựu ngon.
Nước ép lựu có tác dụng gì?
Ngăn ngừa lão hóa da
Nước lựu có đặc tính chống lão hóa, xóa nếp nhăn, ngăn chặn tia UV phá hủy collagen giúp thúc đẩy sự tái tạo các tế bào da khỏe mạnh, ngăn ngừa sắc tố và các vết thâm tái phát.
Ngăn rụng tóc
Uống nước ép lựu thường xuyên rất tốt cho mái tóc của bạn. Đặc tính chống oxy hóa của lựu giúp nang tóc khỏe mạnh, giảm rụng tóc đáng kể.
Không chỉ vậy lựu còn cung cấp vitamin E dồi dào giúp tóc dài nhanh, khỏe mạnh và bóng mượt.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh: tim mạch
Nước lựu ép rất giàu polyphenol giúp bảo vệ cơ thể chống lại stress oxy hóa đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.
Đặc biệt nước lựu rất tốt cho tim. Các chất chống oxy hóa trong nó giúp làm giảm cholesterol xấu, tăng lượng HDL, cholesterol tốt cần thiết cho cơ thể. Ngăn ngừa viêm niêm mạc mạch máu, giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch, giảm đáng kể khả năng gây tắc nghẽn máu truyền đến tim và não bộ.
Tốt cho máu
Lựu hay nước ép của nó là nguồn cung cấp sắt dồi dào vì vậy có thể giúp giảm thiểu bệnh thiếu máu. Thêm vào đó, lựu cung cấp nguồn vitamin K và folate giúp đông máu và hình thành tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Cải thiện tiêu hóa
Nước ép lựu có chứa một lượng chất xơ lớn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột. Nhờ có chất xơ mà hoạt động của dạ dày trơn tru hơn, giữ cho dạ dày và gan của bạn khỏe mạnh.
Tốt cho xương khớp
Các bệnh nhân bị tình trạng viêm xương khớp uống nước lựu giúp giảm thiểu các triệu chứng viêm xương, loãng xương, viêm khớp.
Tốt cho người bị bệnh huyết áp cao
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước ép lựu có khả năng làm giảm huyết áp tâm thu ở những bệnh nhân bị cao huyết áp. Hàm lượng kali trong nước ép giúp giảm nguy cơ huyết áp cao.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Theo hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, việc uống nước ép trái lựu hằng ngày có thể làm chậm sự tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ngăn ngừa tế bào ung thư ruột kết, phổi, ung thư vú phát triển. Các chất chống oxy hóa trong nước trái lựu ép có khả năng kích thích các tế bào bạch cầu và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể.
Tăng cường trí nhớ
Sự hiện diện của polyphenol trong nước ép lựu có khả năng ngăn ngừa thoái hóa thần kinh giúp tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa bệnh alzheimer ở người già.
Tác dụng giảm béo
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chất có trong nước lựu đóng vai trò trong việc giảm béo. Tuy nhiên công dụng này của nước ép lựu cần phải được nghiên cứu thêm để tạo thêm một loại thức uống giảm cân lành mạnh.
Có lợi cho phụ nữ mang thai
Nước ép lựu có khả năng làm giảm các biến chứng thai kỳ, làm stress oxy hóa trong nhau thai giúp thai nhi khỏe mạnh.
Giảm nguy cơ ung thư vú
Chất ellagitannin được tìm thấy trong nước ép của quả lựu có thể làm ngừng sản xuất estrogen giúp ngăn ngừa ung thư vú.
Hỗ trợ người bị bệnh tiểu đường
Các chất hữu cơ trong quả lựu như axit gallic, ursolic và oleanolic có tác dụng chống bệnh tiểu đường. Nước ép lựu làm giảm căng thẳng oxy hóa và quá trình peroxy hóa lipid trong các tế bào, hỗ trợ người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên tác dụng này của nước ép lựu cần được nghiên cứu thêm để làm rõ.
Tăng cường sức khỏe răng miệng
Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng lựu có khả năng tăng cường nướu, điều trị viêm lợi, làm liền răng lung lay, chống lại vi khuẩn đường miệng.
Cách làm nước ép lựu: bằng máy xay sinh tố
Chuẩn bị:
8 quả lựu, nước.
Cách làm:
- Tách lấy hạt lựu bỏ vào trong bát.
- Sử dụng máy để ép lấy nước. Nếu không có máy ép bạn có thể dùng máy xay sinh tố.
- Cho hạt lựu vào máy xay, đổ thêm ít nước cho dễ xay.
- Sau khi xay nhuyễn bạn đổ nước ép ra rây lưới để lọc lấy nước cốt và bỏ phần bã.
Sau khi ép nước lựu, nên uống ngay. Có thể thêm đá để uống giải khát vào mùa hè.
Công thức nước ép lựu tốt cho sức khỏe
Nước ép lựu và dưa hấu
Nước ép lựu và táo
Nước ép lựu và chanh
Câu hỏi về nước ép lựu được chuyên gia trả lời
Thời điểm uống nước ép lựu tốt nhất?
Nên uống nước lựu vào buổi sáng. Lúc này cơ thể sẽ hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng có trong nước ép.
Có nên uống nước lựu ép khi đói bụng không?
Có thể uống nước lựu khi đói nhưng không nên làm như vậy nhiều lần.
Uống bao nhiêu nước ép lựu trong một ngày?
Uống 1 cốc mỗi ngày.
Đối tượng không nên uống nước lựu ép?
Người bị táo bón, ho, cúm.
Cách làm nước lựu ép rất đơn giản. Vì vậy bạn có thể tự làm nước ép lựu tại nhà để uống mỗi ngày mang đến những lợi ích thiết thực cho sức khỏe. Đừng để cơ thể suy nhược chỉ vì không biết cách chăm sóc sức khỏe. Hãy theo dõi PTL Vina để được chúng tôi cập nhật những thông tin hữu ích về các chủ đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe lành mạnh nhé!