Cho Bé Ăn Dặm Đúng Cách Từ 5 – 12 Tháng Tuổi: Theo Chuyên Gia Dinh Dưỡng

0
638

Ăn dặm là giai đoạn đánh dấu mốc phát triển đầu đời của con. Ăn dặm đúng cách đóng một vai trò vô cùng quan trọng hình thành nên các thói quen ăn uống cho con sau này, đồng thời đảm bảo cho con sự phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy bậc làm cha mẹ nên củng cố thêm kiến thức về ăn dặm ở trẻ để giúp con có một giai đoạn ăn dặm khoa học, đủ chất, giúp con khỏe mẹ vui. 

Sau đây, bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về chủ đề này. Cùng theo dõi nhé!

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là quá trình bổ sung các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như: tinh bột, rau củ quả, thịt, sữa…Đây được xem bước đệm giúp trẻ chuyển dần từ việc ăn hoàn toàn sữa mẹ sang ăn thô hơn với các loại thực phẩm phong phú, đa dạng hơn. 

ăn dặm là gì

Hiện nay có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến được các mẹ áp dụng đó là:

  • Ăn dặm kiểu Nhật.
  • Ăn dặm bé chỉ huy BLW (Baby Led Weaning).
  • Ăn dặm truyền thống.
phương pháp ăn dặm

Thời gian bắt đầu cho bé ăn dặm

Khi nào cho bé ăn dặm là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, thời gian tốt nhất cho trẻ ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi và có các dấu hiệu sẵn sàng cho ăn dặm như: miệng chóp chép muốn ăn. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng cho việc nhai nuốt. 

dấu hiệu sẵn sàng trẻ ăn dặm

Sau 6 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên vì vậy sữa mẹ không thể đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Chính vì vậy, cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng từ bên ngoài. Và ăn dặm được xem là cách giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. 

Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách

Tập cho bé ăn dặm đúng cách là việc rất quan trọng mà các ông bố bà mẹ cần phải học để có kiến thức. Sau đây là 5 nguyên tắc ăn dặm:

Nguyên tắc 1: Ăn từ ít đến nhiều

Áp dụng nguyên tắc ăn từ ít đến nhiều như sau: Cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Từ 1 đến 3 bữa đầu cho trẻ ăn từ 5 – 10ml thức ăn, tập cho bé ăn từng chút từng chút để hệ tiêu hóa và dạ dày của bé làm quen dần. Khi vừa chuyển từ sữa mẹ sang ăn thô hơn thì bé cần có thời gian để thích nghi, ba mẹ không nên nóng vội. 

nguyên tắc ăn dặm

Khi trẻ đã quen dần thì có thể tăng dần lên 2 bữa/ngày và cho trẻ ăn thêm bữa phụ là các loại hoa quả, sữa chua hoặc váng sữa…

Nguyên tắc 2: Ăn từ lỏng đến đặc

Cho trẻ ăn dặm đúng cách là ăn từ lỏng đến đặc. Đây là nguyên tắc quan trọng hướng dẫn cho trẻ ăn dặm. Nếu quá trình này suôn sẻ thì việc ăn uống sau này của trẻ sẽ thuận lợi hơn.

Trong 2-3 ngày đầu nên cho trẻ ăn bột loãng rồi sau đó tăng dần độ đậm đặc lên. Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt: Cháo rây → Cháo nguyên hạt → Cơm nát. 

Nguyên tắc 3: Ăn từ ngọt đến mặn

Tuân thủ nguyên tắc ăn từ ngọt đến mặn là sự lựa chọn khôn khéo nhất cho giai đoạn ăn dặm. Nên cho trẻ ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ để trẻ quen dần. Đầu tiên nên cho con ăn dặm bột ngọt trước rồi dần chuyển sang bột mặn nhiều dinh dưỡng hơn. 

Nguyên tắc 4: Đảm bảo đồ ăn hợp vệ sinh – đủ dinh dưỡng

Thời gian đầu ăn dặm, chỉ nên cho trẻ ăn các loại cháo rau củ quả để dễ tiêu hóa. Sau đó từ tháng thứ 9 – 11 thì có thể cho trẻ ăn cháo thịt, trứng, cá, tôm, cua, rau củ, dầu mỡ…

Trong quá trình ăn dặm, nên cho trẻ ăn nhiều các loại hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Có thể làm nước ép hoa quả cho trẻ uống bổ sung được nhiều dưỡng chất nhất. Một số loại nước ép hữu cơ bạn có thể tin tưởng sử dụng là nước ép Yummy Yummy.

Nguyên tắc 5: Không ép trẻ ăn

Khi tập ăn dặm cho bé mà bé có các biểu hiện như không muốn ăn và tỏ ra phản đối thì cha mẹ không nên ép trẻ ăn. Có thể lúc này trẻ vẫn chưa thực sự sẵn sàng. Hãy để khoảng 1 tuần rồi tập cho bé ăn trở lại để giảm căng thẳng cho cả mẹ và bé. 

không ép trẻ ăn

Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6-12 tháng 

Cho trẻ ăn dặm như thế nào là tốt và lịch ăn dặm cho bé khoa học là rất quan trọng. Sau đây là những kiến thức bạn có thể tham khảo:

Từ 6-8 tháng tuổi: 

  • Ăn 1 bữa/ngày rồi tăng lên 2 bữa/ngày. 
  • Vẫn duy trì việc bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Ăn thức ăn mềm, tăng dần lượng ăn và độ đặc của cháo sau mỗi tuần. 
  • Gợi ý ăn dặm: Cháo loãng, chuối; bí đỏ; bơ; cà rốt nghiền trộn với sữa mẹ.
thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Từ 9-11 tháng tuổi:

  • Ăn 3-4 bữa đặc/ngày. 
  • Duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. 
  • Ngoài cháo rau củ có thể bổ sung thêm cháo: trứng, cá, tôm, thịt, dầu mỡ…

Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 12 – 24 tháng

  • Giai đoạn này có thể cho trẻ ăn 4 bữa/ngày. 
  • Ăn đa dạng các loại thức ăn như: tinh bột, thịt, cá, rau, dầu mỡ. 

Sau 24 đến 36 tháng tuổi, trẻ có thể ăn các loại thức ăn như người lớn. Tuy nhiên cần cẩn thận những thức ăn có khả năng gây nghẹn hóc và quá dai. 

Nếu trẻ không bú mẹ nữa thì cần đặc biệt chú trọng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài bữa ăn chính thì có thể cho trẻ ăn thêm 1 đến 2 bữa phụ. 

4 nhóm thực phẩm cho trẻ ăn dặm 

Chế độ ăn dặm đúng cách cho trẻ cần phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng. Sau đây là 4 nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe của trẻ khi ăn dặm:

thực phẩm ăn dặm cho trẻ

Nhóm rau củ quả 

Rau củ quả là nhóm dưỡng chất vô cùng quan trọng trong giai đoạn bé tập ăn dặm. Rau củ quả giúp cung cấp vitamin, chất xơ, khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa, phòng chống các bệnh về đường ruột, tăng cường miễn dịch cho trẻ. 

Một số loại rau củ quả được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng trong quá trình ăn dặm:

  • Quả: Táo, mận khô, lê, bơ, chuối, việt quất. 
  • Rau củ: Bông cải xanh, bí đỏ, đậu lăng, khoai tây. 

Nhóm chất bột

Đây là nhóm thực phẩm ăn dặm giúp cung cấp năng lượng. Một số loại thực phẩm cung cấp chất bột đường như: gạo, khoai, bột yến mạch, hạt sen… Để trẻ không bị biếng ăn thì các mẹ có thể kết hợp các loại thực phẩm này để trẻ cảm thấy hào hứng với bữa ăn. 

Nhóm chất đạm

Lòng đỏ trứng, cá, tôm cua, thịt gà, thịt lợn… là những thực phẩm giàu đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Đạm giúp cung cấp axit amin thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào. Tuy nhiên không nên cho con ăn nhiều vì hệ tiêu hóa còn non. Có thể sử dụng đạm từ các loại đậu đỗ thay cho đạm động vật. Việc tiêu thụ các loại thịt động vật không thực sự tốt như những gì nó được nói. 

Sai lầm thường gặp khi cho con ăn dặm

  • Cho trẻ ăn mặn. Trẻ dưới 1 tuổi hệ tiêu hóa còn non nên không nêm nếm quá mặn, ăn mặn có thể ngon nhưng không hề tốt cho sức khỏe. Tốt nhất là nên tập cho trẻ ăn nhạt từ nhỏ để đảm bảo sức khỏe sau này. 
  • Cho trẻ ăn quá nhiều đường. Lượng đường tối đa mà người lớn có thể tiêu thụ tối đa 1 ngày là 20g. Vì vậy với trẻ nhỏ, bạn nên hạn chế cho con ăn đồ ngọt quá nhiều. 
  • Không cho trẻ ăn dặm với dầu mỡ thực vật. Trẻ ăn dặm cần được bổ sung hàm lượng dầu mỡ lành mạnh cho cơ thể. Một số loại dầu thực vật cho trẻ ăn dặm như: dầu óc chó, dầu hạt cải… Tuy nhiên đa số các ông bố bà mẹ lại quên việc này. 
  • Cho bé ăn dặm sớm từ tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 4. Điều này gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non, chưa thích nghi được với thực phẩm thô. Tuy nhiên nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn  sau tháng thứ 9 thì cũng rất nguy hiểm. Nó gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của con như thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng…

Câu hỏi thường gặp về chủ đề: Ăn Dặm

Ăn dặm đúng cách như thế nào?

Tham khảo 5 nguyên tắc cho con ăn dặm. Chú ý thời điểm cho con ăn dặm và các dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. 

Thực phẩm nào không tốt cho ăn dặm?

Mật ong, các sản phẩm chế biến sẵn, sản phẩm chứa đường, lạc, quả gây nghẹn…

Cho bé ăn bao nhiêu khi tập ăn dặm?

Dưới 1 tuổi: Sữa mẹ vẫn là chính. Các thực phẩm bổ sung ngoài chỉ đóng vai trò như là bước đệm trong việc giúp trẻ tập các kỹ năng ăn uống. Không nên ép con ăn mà hãy để trẻ chủ động ăn theo khả năng. Mẹ sẽ căn theo đó và điều chỉnh dần sao cho phù hợp.

Trẻ 6 tháng tuổi cần bổ sung vitamin gì?

Vitamin A, C, D. Vitamin D có thể được bổ sung bằng cách tắm nắng cho bé vào buổi sáng. 

Trẻ ăn dặm ăn chay có được không?

Trẻ ăn dặm ăn chay được. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo rằng thực đơn đó cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Nếu cho con ăn dặm ăn chay thì bạn có thể bổ sung thêm các chất thông qua sữa công thức. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn thịt động vật không phải là thực sự tốt cho cơ thể. Chính vì vậy hiện nay khá nhiều người tìm đến phương pháp ăn chay để đảm bảo sức khỏe tốt. 

Hy vọng những kiến thức trên đây đã giúp các ông bố bà mẹ có thêm kinh nghiệm cho con ăn dặm. Con khỏe mạnh, cả nhà vui phải không nào? Bạn thấy những thông tin trên đây có hữu ích không? Bình luận cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!

Khuất Diệu Linh là tác giả của trang blog ptlvina chuyên viết về kinh nghiệm dinh dưỡng và sức khỏe. Với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam các thông tin hữu ích nhất về sức khỏe, Diệu Linh hi vọng sẽ được người đọc ủng hộ!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây