Ăn dặm theo kiểu truyền thống là phương pháp được nhiều ông bố bà mẹ trước đây áp dụng. Hiện nay, ngoài ăn dặm truyền thống thì người ta còn áp dụng ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm bé tự chỉ huy. Mỗi kiểu lại có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, quan điểm và sự phù hợp mà mỗi gia đình sẽ lựa chọn một phương pháp ăn dặm phù hợp cho con.
Lời khuyên: Bạn nên tìm hiểu các phương pháp ăn dặm rồi linh hoạt phối hợp giữa các phương pháp để tạo ra công thức ăn dặm phù hợp nhất với con mình.
Ở các bài viết trước, Blog.ptlvina đã chia sẻ cho bạn về 2 phương pháp ăn dặm hiện đại trên. Bạn có thể tham khảo. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn về phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống.
Ăn dặm truyền thống là gì?
Ăn dặm truyền thống là phương pháp cho trẻ ăn bột hoặc cháo trộn với rau củ quả, thịt xay nhuyễn. Sau đó chuyển dần qua thức ăn thô và cuối cùng là cơm.
Nhiều người cho rằng phương pháp này không khoa học vì cho rằng bé ăn thức ăn xay nhuyễn sẽ làm chậm phát triển kỹ năng nhai.
Rồi nhiều cha mẹ còn cho bé ăn rong, rồi nhồi nhét bé ăn. Tuy nhiên đây không phải là bản chất của phương pháp ăn dặm truyền thống. Không có tài liệu nào nói rằng ăn dặm truyền thống là phải ăn rong, cho bé ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn.
Đây là tâm lý của bậc cha mẹ, hay lo lắng con nhẹ cân, suy dinh dưỡng nên muốn con ăn nhiều để không bị thấp còi.
Nguyên tắc ăn dặm kiểu truyền thống khoa học?
- Không ép trẻ ăn, cho trẻ ăn một lượng vừa đủ.
- Không cho trẻ xem tivi hay điện thoại trong khi ăn, không cho bé ăn rong và sử dụng ghế ăn dặm cho bé, tạo cho bé thói quen ăn uống lành lạnh.
- Xay nhuyễn thức ăn, nấu loãng để bé dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Chú ý thay đổi độ thô của thức ăn theo từng giai đoạn để bé không bị phụ thuộc vào đồ ăn nhuyễn.
- Thường xuyên thay đổi món ăn để bé được tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm hơn. Đảm bảo thực đơn ăn dặm truyền thống có chứa đầy đủ các chất như: Đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Ưu nhược điểm của ăn dặm truyền thống là gì?
Ưu điểm:
- Thức ăn được xay nhuyễn giúp hệ tiêu hóa của bé không bị quá tải.
- Lượng thức ăn nhiều giúp bé tăng cân nhanh.
- Nhận được sự ủng hộ từ người lớn tuổi trong gia đình.
- Tốn ít chi phí hơn, chế biến đơn giản.
Nhược điểm:
- Bé không được tập kỹ năng nhai nên chậm phát triển kỹ năng nhai.
- Các nguyên liệu được nấu chung nên bé khó cảm nhận mùi vị của thức ăn.
- Bé dễ cảm thấy chán và đôi khi không chịu hợp tác trong lúc ăn khiến mẹ phải rong ăn.
- Sử dụng nước hầm xương hoặc thịt cua nhiều khiến thực đơn của bé bị dư đạm.
Phương pháp ăn dặm truyền thống còn tồn tại một số nhược điểm, tuy nhiên những nhược điểm này rất dễ khắc phục. Bằng cách đó là bạn có thể kết hợp ăn dặm truyền thống với ăn dặm kiểu nhật, hoặc ăn dặm bé chỉ huy BLW.
Cách ăn dặm truyền thống khoa học nhất
Giai đoạn 1: Cho bé làm quen với thức ăn
Cho bé ăn đồ ăn mềm mịn, ninh kỹ thức ăn và lọc qua rây. Đảm bảo đồ ăn nhuyễn mịn để bé dễ ăn.
Nên nhớ, nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn là sữa mẹ.
Giai đoạn 2: Cho bé làm quen với thực đơn ăn dặm
Cháo nấu nhuyễn. Cho bé ăn 1 bữa cháo 2 bữa bột/ngày.
Bé có thể ăn được cua, cá để bổ sung dinh dưỡng.
Giai đoạn 3: Cho bé ăn cháo hạt
Từ 9-12 tháng là bé đã có thể ăn được cháo hạt thô.
Các loại thức ăn khác thì vẫn nên xay hoặc băm nhỏ.
Giai đoạn 4: Bé tập ăn cơm nát
Bé 1 tuổi có thể ăn được các thực phẩm như người lớn.
Thức ăn chuyển từ nhuyễn mịn sang cơm nát giúp bé tăng cường kỹ năng nhai nuốt.
Thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống đúng cách
Thực đơn cho bé từ 6 tháng
- Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính.
- Cho bé ăn bột hoặc cháo loãng nấu theo tỉ lệ 1: 10 tức là 1 gạo 10 nước.
- Thực phẩm mẹ có thể sử dụng để nấu cháo hoặc bột là: rau củ, nước hầm xương, thịt lợn, thịt gà.
>> Các Món Cháo Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi Bổ Dưỡng Tăng Cân
Thực đơn cho bé 7-9 tháng
- Cho bé ăn 2-3 bữa, cả bột và cháo.
- Có thể cho bé ăn thêm cua, cá, lươn…
- Các loại rau củ như su hào, cà rốt, khoai lang, khoai tây…
>> Cách Nấu Các Món Cháo Cho Bé 9 Tháng Tăng Cân Mau Lớn
Thực đơn cho bé 10-12 tháng
- Cho bé ăn cháo nguyên hạt, ăn các món thô.
- Có thể nấu cháo đặc kết hợp với nguyên liệu băm như thịt, tôm.
- Cho bé ngồi ăn chung với cả nhà.
>> Các Món Cháo Cho Bé Trên 1 Tuổi Cực Bổ Dưỡng
Thực đơn cho bé trên 1 tuổi
- Cho bé ăn cơm nát, bún, phở, nui và thực phẩm băm nhỏ.
- Bé có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm nên có thể nấu đa dạng và linh hoạt các món cho bé.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích.
Chúng tôi là đại diện của tập đoàn Maeil – Hàn Quốc tại Việt Nam. Hân hạnh mang đến cho người tiêu dùng Việt những sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao.